Học sinh chuyển hướng chọn học nghề


Thay vì vào đại học bằng mọi cách, giờ đây các bạn trẻ đã chọn học nghề như một xu hướng nghề nghiệp mới. Hiện tại, nhiều trường nghề đã tuyển đủ và vượt chỉ tiêu tuyển sinh.

Thị trường lao động thừa “Thầy” thiếu “Thợ”

Hệ thống giáo dục ở VN được phân ra 2 khối: khối đào tạo hàn lâm (Academic training) và khối đào tạo nghề (Vocational training). Đào tạo hướng hàn lâm là học sinh sẽ học tại các cấp độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, còn đào tạo nghề chỉ từ cấp độ chứng chỉ nghề (Certificate) đến trung cấp, cao đẳng nghề (Diploma).
Hai khối đào tạo này có sự khác biệt rõ rệt: đào tạo nghề chú trọng thực hành, giảng viên phải có kinh nghiệm làm việc, tay nghề cao và thời gian đào tạo ngắn từ 6 tháng – 2 năm. Trong khi đó, khối đào tạo hàn lâm thì chú trọng về nghiên cứu, lý thuyết, giảng viên phải có học vị, kiến thức rộng, thời gian đào tạo dài từ 4 năm trở lên. Thực trạng một bộ phận khá lớn sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm và có hơn 60% tân cử nhân các trường đại học ở nước ta chấp nhận những công việc trái ngành, trong khi nhu cầu về lao động có tay nghề lại thiếu.

Xu hướng học trường nghề gia tăng 

Hiện có xu hướng học sinh không lựa chọn đại học mà chuyển hướng sang học nghề, điều này thể hiện ngay trong số lượng thí sinh đăng ký thi THPT chỉ để lấy kết quả tốt nghiệp gia tăng. Ngoài ra còn khá nhiều thí sinh có đăng ký để lấy kết quả đại học nhưng cũng chỉ dùng kết quả đó để học nghề. Bởi học nghề thời gian ngắn, ít tốn kém, ra trường dễ tìm việc làm. Xu hướng học nghề đang ngày một gia tăng là tín hiệu tích cực, một kết quả tốt trong phân luồng sau trung học phổ thông ở nước ta hiện nay. 
Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của thí sinh, nhiều chuyên gia ngành giáo dục nhận định: Hiện ý thức phân luồng của thí sinh cũng rõ ràng hơn. Tỷ lệ thất nghiệp cao ở lứa tuổi thanh niên là thực tế cho thấy sự mất cân bằng trong định hướng, giáo dục nghề nghiệp thời gian qua. Số liệu thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm nay cho thấy có đến 30% thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp, không có nguyện vọng xét tuyển vào đại học. Con số này, sẽ dần dần tăng lên, dựa trên những quyết sách mới của ngành để đảm bảo cân bằng trong giáo dục hướng nghiệp ở các trình độ.
Bên cạnh đó, các thông tin về thị trường lao động, tỉ lệ thất nghiệp… đã có những tác động nhất định đến việc lựa chọn của thí sinh. Trong khi, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tuyển số lượng lớn lao động phổ thông, đào tạo kỹ năng ngắn hạn để làm việc có thu nhập ngay thì việc học đại học dài hạn, chi phí lớn, nhưng tương lai chưa chắc tìm được việc làm cũng đã khiến nhiều thí sinh chùn bước vào đại học…

85% số người học nghề xong có việc làm

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chuyển biến rõ rệt, nhất là trình độ trung cấp, cao đẳng. Nếu trước năm 2017, tuyển sinh GDNN chỉ đạt 60%-70% kế hoạch thì 2 năm 2017-2018 đều vượt kế hoạch năm, nhiều trường trong 8 tháng năm 2019 đã tuyển đủ chỉ tiêu cả năm và tổ chức khai giảng sớm. Gắn kết với doanh nghiệp (DN), thị trường lao động là một trong 3 đột phá để đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN. Bộ đã ban hành thông tư cho phép DN có thể đảm nhận giảng dạy đến 40% thời lượng của chương trình đào tạo; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, cơ sở đẩy mạnh triển khai các hoạt động hợp tác với DN, ký kết hợp tác, đặt hàng đào tạo...
Chất lượng, hiệu quả đào tạo đã chuyển biến tích cực với 85% số người học nghề xong có việc làm. Ở nhiều trường, nhiều nghề, 100% người tốt nghiệp có việc làm với thu nhập tốt.


Liên hệ đăng ký học ngành Kỹ thuật chế biến món ăn:
Trường cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội



Previous
Next Post »

Thanks for your comment