Năm 2020: Đổi thi Quốc gia sang thi Tốt nghiệp THPT

Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Phương án tổ chức kỳ thi nằm trong bối cảnh chung phải điều chỉnh chương trình giáo dục, thời gian năm học do dịch COVID-19. Nhưng việc này cũng nằm trong định hướng của lộ trình đổi mới thi cử. Theo đó, kỳ thi sẽ dần trả lại đúng với mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT".
Năm 2020: Đổi thi Quốc gia sang thi Tốt nghiệp THPT
Năm 2020: Đổi thi Quốc gia sang thi Tốt nghiệp THPT 


Đổi tên, thay đổi về bản chất

Dịch COVID-19 khiến các trường học không thể tổ chức dạy học tại trường từ sau Tết Nguyên đán. Trước thực trạng khó khăn này, Bộ GD-ĐT đã quyết định lùi thời gian kết thúc năm học, giảm tải chương trình và khuyến khích các trường dạy học qua Internet và truyền hình. Bộ cũng đã trình Chính phủ 2 phương án: tổ chức thi và không thi, chỉ xét tốt nghiệp. 
Cuối cùng, cuộc họp ngày 21-4 đã thống nhất sẽ tổ chức kỳ thi, nhưng đây sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT (không phải kỳ thi THPT quốc gia).
Từ năm 2015, Bộ GD-ĐT không tổ chức riêng rẽ kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH-CĐ (thi ba chung) mà tổ chức kỳ thi duy nhất có tên kỳ thi THPT quốc gia. 
Đây là kỳ thi vừa nhằm xét tốt nghiệp THPT, là căn cứ đánh giá chất lượng dạy học ở bậc phổ thông, vừa sử dụng kết quả để các trường ĐH-CĐ tuyển sinh. 
Mặc dù mục đích chính của kỳ thi này vẫn nghiêng về "xét tốt nghiệp" nhưng áp lực vẫn dồn vào kỳ thi do đây là kỳ thi lấy kết quả để tuyển sinh. Phần lớn các cơ sở đào tạo ĐH, trong đó có những ĐH, học viện, trường ĐH lớn đều sử dụng kết quả này.
Sau vụ gian lận thi cử năm 2018 ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, trong định hướng đổi mới thi của Bộ GD-ĐT đã xác định tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT nhẹ nhàng, còn việc tuyển sinh ĐH-CĐ để các trường hoàn toàn tự chủ về phương thức xét tuyển. 
Nhưng do Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên kỳ thi THPT quốc gia đến năm 2021 nên dự kiến kỳ thi này sẽ vẫn tổ chức vào năm 2020.
Tuy vậy kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ không phải là "bình mới rượu cũ" mà có điều chỉnh ở khâu tổ chức để đúng với bản chất được thống nhất tại cuộc họp trên. 
"Kỳ thi phải tổ chức nghiêm túc, khách quan nhưng không nặng nề, nhiêu khê" - Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh điều này và cho rằng phương án tổ chức kỳ thi sẽ tác động lên hàng triệu người.

Không huy động giảng viên ĐH coi thi

Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã cân nhắc việc có thể giảm số môn thi so với kỳ thi năm 2019 để giảm áp lực cho thí sinh. Bộ GD-ĐT đã lấy ý kiến các chuyên gia, sở GD-ĐT. Có ý kiến cho rằng nên bỏ 2 bài thi tổ hợp, chỉ thi 3 môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ. 
Có ý kiến đề nghị giữ bài thi tổ hợp nhưng giảm 1 môn thi trong bài thi tổ hợp và cho phép thí sinh tự chọn.
Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 21-4, Bộ GD-ĐT thống nhất vẫn bắt buộc thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ và thí sinh chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp. Nhưng thay vì tính điểm 3 môn thành phần thì sẽ chỉ có 1 đầu điểm chung của toàn bài thi tổ hợp. Ngoài ra, nội dung đề thi sẽ được giảm mức độ so với năm 2019.
Theo phương án Bộ GD-ĐT đang xây dựng thì kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn do Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm ra đề thi, các vấn đề kỹ thuật để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan của kỳ thi. 
UBND các tỉnh, thành sẽ chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi, trong đó có các khâu coi thi, chấm bài thi tự luận. Kỳ thi sẽ không huy động cán bộ các trường ĐH-CĐ tham gia nữa. Cán bộ coi thi được huy động tại địa phương theo nguyên tắc giáo viên trường này coi thi trường kia, giáo viên không coi môn thi trùng với môn học mình dạy.
Để tăng cường giám sát tính nghiêm túc của kỳ thi, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu ban chỉ đạo thi các tỉnh, thành công bố phổ điểm thi và dữ liệu học bạ điện tử của học sinh để có căn cứ đối sánh, tránh tình trạng tiêu cực thi cử.
Liên hệ học nấu ăn chuyên nghiệp:
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội – Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập)
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Previous
Next Post »

Thanks for your comment