Nét đặc sắc mỹ vị của ẩm thực 3 miền

Độc đáo và tinh tế trong chế biến, kết hợp gia vị tạo nên những hương vị đặc trưng là điểm nổi bật của ẩm thực ba miền Bắc, Trung, Nam được đông đảo bạn bè quốc tế yêu thích.

Ẩm thực Việt Nam rất phong phú, đa dạng, thể hiện được tính hòa đồng, đặc sắc trong cách pha trộn các loại gia vị và chế biến của người Việt. Không phải ngẫu nhiên mà bạn bè quốc tế đều khen ngợi các món ăn Việt Nam rất ngon và luôn thu hút đông đảo thực khách bản xứ đến tìm hiểu và thưởng thức tại những festival quảng bá văn hóa ẩm thực ở nước ngoài.

Nét đặc sắc mỹ vị của ẩm thực 3 miền

Độc đáo và tinh tế trong cách chế biến

Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, củ, quả nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa. Khi chế biến thức ăn, người Việt thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị tự nhiên khác, nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng làm cho món ăn có hương vị đặc trưng hơn.

Các món ăn Việt thường bao gồm nhiều loại thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo… Và độ ngon xuất phát từ cách chế biến món ăn, chủ yếu là luộc, hấp, nấu, nướng hoặc ăn tươi sống để giữ được hương vị tự nhiên. Người Việt thường dùng các gia vị như gừng, nghệ, hành, tỏi, sả và các loại rau thơm... chứ không dùng gia vị khô hoặc qua chế biến.

Các gia vị được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển và ngũ hành tương sinh". Đây là hai nguyên tắc kết hợp trong nấu nướng nhằm đạt đến vẻ đẹp hài hòa theo đúng tiêu chuẩn mỹ học của người Việt. Việc tổng hòa nhiều chất, nhiều vị cũng là cách hóa giải những món độc, có tác dụng giống như những vị thuốc Đông y.

Đặc sắc mỹ vị của ẩm thực ba Việt miền

Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền khác để từ đó biến những thứ đó thành của mình với những nét rất riêng. Chính sự khác nhau về đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã hình thành nên ở mỗi vùng, miền có một nét, khẩu vị đặc trưng riêng biệt. Đây cũng là điểm nổi bật của phong vị ẩm thực ba miền Bắc, Trung, Nam.
Ẩm thực miền Bắc mang đặc trưng của các món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực của miền Bắc với những món ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng,...

Đối với âm thực miền Trung thì các món ăn có vị đậm hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc thể hiện qua hương vị đặc biệt, nhiều món ăn cay và mặn. Màu sắc món ăn được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ẩm thực miền Trung nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc, cao lầu, cơm hến, bún bò Huế, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh xèo, bánh đập, chả ram,… Đặc biệt ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong cách chế biến, trình bày nhiều màu sắc và số lượng các món ăn.

Còn ẩm thực miền Nam do chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan nên các món ăn lại thiên về độ ngọt, cay, phổ biến các loại mắm khô như cá sặc, bò hóc, ba khía,… Ẩm thực miền Nam nổi tiếng với các món như: Canh chua cá bông lau, cá kho tộ, thịt kho nước dừa,… hay các món đậm chất dân dã của miền Tây sông nước như Lẩu mắm miền Tây, bánh canh cá lóc,…

Tại đây bạn sẽ được thưởng thức đủ món ăn ngon của ẩm thực ba miền với ốc om chuối đậu, canh sấu sườn non, nem cua bể, phở cuốn hay chả cá Lã Vọng, cơm cháy kho quẹt, cá kho tộ, gỏi cuốn, thịt kho nước dừa,… Đặc biệt, nhà hàng luôn sử dụng các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên để chế biến món ăn nhằm mang đến cho thực khách những hương vị trọn vẹn nhất.


Liên hệ học nấu ăn chuyên nghiệp: 

Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội – Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập) 

Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương) 

Website: www.trungcapnauan.edu.vn 

Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội


Previous
Next Post »

Thanks for your comment