Áp lực từ nhiều phía của nghề đầu bếp

Đa số mọi người thường nghĩ đơn giản nghề đầu bếp chỉ là công việc hàng ngày nấu ra những món ăn ngon. Nhưng họ không biết được rằng, yêu nghề thôi chưa đủ, người đầu bếp còn phải đối mặt với vô vàn áp lực từ nhiều phía. Chỉ khi bạn có đam mê và sự quyết tâm, mọi khó khăn mới có thể đương đầu và vượt qua.

Áp lực từ nhiều phía của nghề đầu bếp

Yếu tố chuyên môn 

Không phải tự dưng mà danh xưng đầu bếp lại được trao cho những người có thực lực. Bạn phải có chuyên môn vững vàng thì mới sáng tạo và chế biến những món ăn ngon, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của thực khách. Bằng không món ăn của bạn sẽ bị phàn nàn, doanh thu của nhà hàng, khách sạn giảm, nguy cơ mất việc là rất cao. Vì vây, dù hoạt động trong nghề được bao lâu đi chăng nữa, một người đầu bếp thực thụ luôn nổ lực hoàn thiện mình để làm hài lòng mọi thứ.

Sức khỏe

Sức khỏe là vấn đề quan tâm của tất cả mọi người. Với tính chất của nghề phải hoạt động linh hoạt, nhạy bén mọi bộ phận trên cơ thể, từ tay chân cho đến mắt, mũi, miệng,… nếu không có sức khỏe, bạn có đảm bảo sống lâu với nghề? Ngoài ra, nghề này không chấp nhận đầu bếp mang bệnh tật trong người, đặc biệt là những bệnh có khả năng lây nhiễm. Điều này là tối kị trong nghề vì ảnh hưởng mang tính cộng đồng rộng lớn. Vì vậy, đối với nghề đầu bếp, sức khỏe là cực kì quan trọng.

Công việc 

Vào mùa cao điểm, lượng khách đông, thiếu nhân lực và nguyên liệu,… lại bị thực khách thúc giục. Nghề đầu bếp yêu cầu tính tỉ mỉ và cẩn thận, việc đảm bảo thức ăn được hoàn thiện với thời gian và chất lượng, số lượng đảm bảo là vô cùng cần thiết. Nếu món ăn có vấn đề, người đầu tiên chịu trách nhiệm chính là người đầu bếp. Vì vậy, tinh thần vững vàng, kỹ năng xử lý tình huống nhạy bén là những yếu tố cho một người đầu bếp có bản lĩnh.

Tính cạnh tranh trong nội bộ nghề

Các đầu bếp thường quyết đấu ngầm để thể hiện đẳng cấp với nhau. Họ không bỏ qua cơ hội hạ gục đối thủ nếu được, họ sẵn sàng bất chấp thủ đoạn, “chơi xấu” để giành lấy phần thắng. Vì vậy, người đầu bếp cần chú ý quan sát, phát hiện bất thường, đồng thời không ngừng nâng cao tay nghề để không bị tụt lại phía sau những đầu bếp khác, bên cạnh đó cần biết khéo léo trong giao tiếp để hạn chế xung đột không đáng có.

Ngoại ngữ

Rào cản ngôn ngữ là khó khăn hiện nay của đa số các ngành nghề trong lĩnh vực du lịch. Với nghề đầu bếp, việc thiếu ngoại ngữ phần lớn rơi vào những đầu bếp lớn tuổi thuộc thế hệ đi trước. Thành thạo ngoại ngữ giúp công việc trôi chảy hơn, dễ dàng giao lưu, học hỏi văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia, đồng thời tham khảo sách báo, tài liệu quốc tế được nhiều hơn. Vì vậy, nếu không có ngoại ngữ, người đầu bếp rất khó nâng cao tay nghề và thăng tiến trong công việc.

Tính an toàn trong lao động

Việc thường xuyên phải sử dụng dao kéo, bếp lửa đồng nghĩa với nguy cơ tai nạn, cháy nổ là vô cùng cao. Vì vậy, người đầu bếp phải hết sức cẩn thận, chú ý an toàn trong quá trình làm việc.
Áp lực là vậy nhưng nếu thực sự yêu nghề, có đam mê, năng lực, kỹ năng và sự quyết tâm,… nghề đầu bếp nhất định sẽ mang lại cho bạn nhiều hơn những gì đã mất. Là một trong những ngành nghề thiếu nhân lực hiện nay, sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng tìm kiếm công việc phù hợp, đúng nghề.
Nghề đầu bếp hiện nay cũng có chế độ đãi ngộ khá tốt. Thu nhập của nhân viên bếp và đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn dao động trong khoản từ 6-8 triệu đồng/tháng (chưa kể các hỗ trợ khác). Sau 1-2 năm, khi có kinh nghiệm, lương có thể tăng lên 8-10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nếu bạn có trình độ, kinh nghiệm, làm quản lý, bếp trưởng hay làm việc trong các nhà hàng, khách sạn nước ngoài lương có thể lên tới vài ngàn đến vài chục ngàn USD.

Liên hệ học nấu ăn chuyên nghiệp:
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội – Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập)
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Previous
Next Post »

Thanks for your comment