Bạn muốn trở thành một đầu bếp? Bạn có thể có những kỹ năng, tài năng và niềm đam mê nấu ăn, nhưng bạn có thực sự hiểu tất cả những gì về một đầu bếp?
Sự nghiệp của đầu bếp như thế nào? |
Sự nghiệp của đầu bếp như thế nào?
Bạn muốn trở thành một đầu bếp? Bạn có thể có những kỹ năng, tài năng và niềm đam mê nấu ăn, nhưng bạn có thực sự hiểu tất cả những gì về một đầu bếp?
Đầu bếp là một khái niệm rất rộng. Đầu bếp có thể là người làm nhiệm vụ nấu ăn chung, một người làm kế hoạch trình đơn, một người có kỹ năng và kinh nghiệm nấu nướng hoặc có lẽ một người giữ vai trò giám sát trong nhà bếp.
Là một đầu bếp bạn luôn phải thể hiện rõ mình là người đầu bếp chuyên nghiệp. Bạn phải phụ trách các công việc như tạo menu, xác định chi phí, giá cả trong menu, thiết lập và quản lý tất cả các khía cạnh của nhà bếp, theo dõi hàng tồn kho, đặt hàng thực phẩm, tuyển dụng nhân sự…
Những nhiệm vụ này không thể tách rời đối với một đầu bếp đặc biệt là người đầu bếp chuyên nghiệp, hơn nữa bạn phải am hiểu tất cả các công việc nướng, quay, xào, luộc…thì mới có thể đảm bảo bạn trở thành một đầu bếp thực sự.
Nếu bạn thực sự muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn phải hiểu rằng đây là một nghề nghiệp không thể vội vã. Cho dù bạn đã bước vào một trường dạy nấu ăn hay không, chìa khóa để trở thành một đầu bếp thành công thực sự nằm trong một điều “kinh nghiệm”.
Kinh nghiệm xương máu từ những công việc thực tế. Kinh nghiệm này chỉ có thể được học hỏi từ trong các nhà bếp chuyên nghiệp, nơi mà bạn có thể làm sắc nét tài năng, kỹ năng nấu nướng của bạn và trưởng thành hơn để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp có thẩm quyền.
Và như với bất kỳ nghề nghiệp hoặc những nỗ lực trong cuộc sống, bạn sẽ cần phải đặt mình trong kiên trì và khó khăn, đó mới là những bí mật của thành công thực sự của một đầu bếp.
Sự phù hợp với nghề Đầu bếp
– Những người mắc bệnh ngoài da và đường ruột thì không thể làm nghề này. Vì nghề này đỏi hỏi rất vệ sinh, và thường xuyện được đưa đi kiểm tra sức khỏe, và nếu bạn mắc bệnh ngoài da và đường ruột thì nghề này hoàn toàn không phù hợp với bạn.
– Chiều cao: Trên 1m65, vì các hệ thống bếp để đưa nồi nấu đỏi hỏi người đầu bếp phải có chiều cao như trên mới phù hợp. Tuy nhiên, nếu thấp hơn và có cố gắng theo đuổi nghề nghiệp thì vẫn được.
– Người làm đầu bếp phải tương đối kỹ tính và sạch sẽ.
Đặc điểm của nghề Đầu bếp
Một món ăn hấp dẫn phải hội đủ “3 ngon”: ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng. Vì thế người đầu bếp phải tinh tế, khéo léo và sáng tạo không khác gì người nghệ sĩ của màu sắc và hương vị để mang đến cho khách cảm giác hài lòng. Trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản lý nhà bếp và chế biến thực phẩm, sinh viên được học tất cả những kiến thức liên quan đến các món ăn của Việt Nam, món ăn đặc trưng từng vùng, miền; cách chế biến món ăn Âu, Á; cách bảo quản thực phẩm trong mọi điều kiện – đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; cách quản lý trang thiết bị nhà bếp. Rồi cách trang trí món ăn, bố trí tiệc như thế nào, giao tiếp với khách hàng ra sao, pha chế rượu, thức uống và cách làm các loại bánh…
Để trở thành đầu bếp, bạn phải trang bị đầy đủ kiến thức về ẩm thực, dày dạn kinh nghiệm trong việc chế biến món ăn, có khả năng quản lý, tổ chức một bếp ăn. Hàng loạt kỹ năng cần phải rèn luyện như kỹ năng quản lý nhân sự trong bếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức và cả kỹ năng… đi chợ (để thương lượng giá cả).
Nghề đầu bếp không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ mà cần sự quan sát, óc thẩm mỹ. Muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp phải trải qua những lớp học về kỹ thuật chế biến và khả năng nhận biết mùi vị, phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ, nguyên liệu theo thực đơn từng món.
Để trong vòng một thời gian ngắn có thể làm được một bàn tiệc, vừa ngon vừa phù hợp với văn hóa từng vùng miền. Ngoài những món ăn chính người đầu bếp lại phải cho thực đơn những món ăn kèm, loại nước uống, bia, rượu uống theo, để làm sao phục vụ được những vị khách khó tính nhất. Nếu ở nhiều nghề khác có những công thức cụ thể thì nghề đầu bếp còn phải có sự nhạy cảm về mùi vị, về thẩm mỹ… để có được một món ăn ngon phải kết hợp được từ rất nhiều phía và từ cảm nhận của khách hàng. Đầu bếp người Việt Nam khó nhất là nấu cho người nước ngoài, vì phải hiểu biết về văn hóa, tâm lý, món ăn phải theo khẩu vị của từng nước, đặc biệt là những vị khách đến từ Trung Đông.
Cơ hội nghề nghiệp
Đầu bếp làm việc theo ca, bao gồm cả ngày cuối tuần và ngày lễ theo yêu cầu của thực khách. Công việc này đôi khi khá căng thẳng và bận rộn, đặc biệt là vào những giờ cao điểm trong ngày hay các dịp lễ tết, các sự kiện đặc biệt như hội nghị, tiệc chiêu đãi v.v…
Người đầu bếp có tài có thể làm việc ở rất nhiều nơi: trong khách sạn, nhà hàng, câu lạc bộ, quán cà phê, bệnh viện, các trường nội trú, các cơ quan, đơn vị…
Ngành du lịch và khách sạn phát triển mạnh mẽ đang kéo theo nhu cầu nhân lực lớn về nghề này. Đầu tư phát triển các đầu bếp tài năng cũng là một cách quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè thế giới thông qua ẩm thực. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm và khả năng, các đầu bếp và bếp trưởng hoàn toàn có thể tự mở nhà hàng kinh doanh cho mình.
Liên hệ học nấu ăn chuyên nghiệp:
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội – Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập)
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Website: www.trungcapnauan.edu.vn
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội