Những thói quen nấu ăn hàng ngày tưởng vô hại mà thành tai hại khi chúng ta không nhận ra. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những sai lầm tai hại ai cũng vô tình mắc phải khi nấu ăn.
Thêm nước lạnh khi đang luộc thịt hoặc hầm xương
Đây là thói quen của rất nhiều người để “chữa cháy” khi đãng trí để nồi hầm quá cạn nước hoặc do lượng nước bạn đầu quá ít. Tuy nhiên, khi bạn đổ nước lạnh đột ngột vào nối nước hầm đang sôi sùng sục trên bếp, protein và chất béo trong nồi sẽ bị kết tủa lại nhanh chóng đồng thời các rãnh, khe hở trên xương và thịt sẽ co lại, dẫn tới thời gian đun chín lâu hơn và làm món ăn của bạn trở nên kém vị.
Khi muốn thêm nước vào nồi hầm, hãy thêm nước nóng hoặc nước ấm nhé!
Để dầu ăn nóng quá “già” rồi mới nấu
Hẳn chúng ta đều có thói quen đợi dầu ăn trong chảo
thật nóng rồi mới bắt tay vào chế biến món ăn đúng không? Tuy nhiên, đây thực
ra là một thói quen gây ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe đấy. Khi dầu ăn bị
đun nóng quá mức, các loại vitamin và chất dinh dưỡng có trong dầu ăn sẽ bị phá
hủy đống thời sinh ra các chất độc hại như fatty acid oxide, aldehyde,..
Cách tốt nhất để bạn thử độ nóng của dầu là dùng đũa
gỗ. Để kiểm tra xem dầu đã sẵn sàng để chiên xào chưa, hãy nhúng đầu đũa
gỗ vào chảo. Nếu thấy dầu sủi lên là dầu đã đạt tới nhiệt độ có
thể chế biến được. Không được để dầu ăn nóng tới mức bốc khói lên, tuyệt đối
không sử dụng dầu thừa, dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.
Đổ nước sôi lên miếng thịt cần rã đông
Việc rã đông ở nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá
trình khuếch tán bên trong miếng thịt, tạo môi trường lý tưởng cho các loại vi
trùng, vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở.
Đồng thời, việc rã đông ở nhiệt độ phòng cũng là ý
tưởng tồi không kém bởi miếng thịt sẽ rất dễ bị ôi, mủn, biến chất do vi khuẩn
xâm nhập.
Cách tốt nhất để rã đông là bạn hãy bọc kín thực phẩm
đông lạnh lại, cho vào một chiếc đĩa (để không bị chảy nước ra tủ) rồi chuyển
xuống ngăn mát tủ lạnh. Và nhớ là phải chế biến ngay khi đá tan hết nhé!
Dùng thớt gỗ quá cũ
Dễ dàng có thể nhận thấy, khi bạn thái thực phẩm trên
những chiếc thớt gỗ cũ, những mạt gỗ sẽ lẫn và bám vào những thớ thịt, cá,..
của bạn. Thế nhưng, đấy chưa phải là tất cả đâu. Những mùn gỗ mà bạn nhìn thấy
được bằng mắt thường chỉ là một phần nhỏ của những gì mà cơ thể bạn đang hấp
thu thôi. Bề mặt thớt sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện có vô số những vết
xước, rãnh nhỏ. Cộng với môi trường ẩm ướt, tơi xốp khiến những chiếc thớt gỗ
cũ trở thành ổ vi trùng khổng lồ.
Sau khi dùng xong, hãy rủa sạch và phơi thớt ở nơi
thoáng mát, trước khi sử dụng, bạn có thể hơ bề mặt thớt trên bếp lửa để đảm
bảo vệ sinh. Và quan trọng là, hãy bỏ nhưng chiếc thớt gỗ đi nếu chúng quá cũ
và có các dấu hiệu như bề mặt thớt lồi lõm, sứt sẹo có quá nhiều mùn nhé!
Sử dụng xẻng lật kim loại để đảo thức ăn
Rất nhiều người có chọn xẻng lật thức ăn bằng kim loại vì tiêu chí bền, chắc chắn,..Suy nghĩ này lại đem lại không ít phiền toái cho sức khỏe của bạn đấy. Lí do là trong quá trình bạn đảo đồ ăn trong nồi, những mạt nhôm và sắt sẽ bị “cạo” ra và lần vào đồ ăn của bạn. Những kim loại nặng này sẽ ở trong cơ thể của bạn rất lâu và cực kỳ nguy hiểm.
Hãy dùng những chiếc xẻng lật bằng gỗ hoặc nhựa đã được kiểm duyệt chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!
Liên hệ đăng ký học ngành Kỹ thuật chế biến món ăn:
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Website: www.trungcapnauan.edu.vn
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội