Năm 2019-2020, kì thi THPT quốc gia
vẫn được tổ chức với mục đích xét hoàn thành tốt nghiệp THPT và cho phép các
trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi để xét tuyển sinh. Đây sẽ là kì thi cuối cùng
trước khi có những thay đổi mạnh mẽ về phương thức tổ chức thi phù hợp với yêu
cầu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (GDPT).
Thông Tin Về Kỳ Thi THPT quốc gia 2020 |
Chú ý khi ôn tập
Cùng thời gian này năm ngoái, Bộ GD&ĐT
đã công bố bộ đề thi minh họa các môn. Tuy nhiên, năm nay, kỳ thi cơ bản giữ ổn
định như năm trước, nên việc Bộ GDĐT dự kiến không công bố đề thi minh họa cho
năm 2020 cũng không gây bất ngờ.
Kết quả thi có độ tin cậy và sự phân hóa để
xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá
chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy
học trong các trường phổ thông; làm cơ sở cho tuyển sinh giáo dục ĐH, giáo dục
nghề nghiệp theo tinh thần tự chủ tuyển sinh đã được quy định trong Luật Giáo
dục đại học sửa đổi, bổ sung.
Đề thi gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản
phục vụ xét tốt nghiệp THPT và những câu hỏi phân hóa để phục vụ cho xét tuyển
ĐH, CĐ. Theo đó, đề thi cho mỗi môn thành phần trong bài thi Khoa học tự nhiên,
Khoa học xã hội có 40 câu hỏi trắc nghiệm (mỗi bài thi tổ hợp có 120 câu hỏi
trắc nghiệm).
Chú trọng tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, giám sát thi
Từ thành công của kỳ thi THPT quốc gia
2019, Bộ GD&ĐT tiếp tục yêu cầu làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho kỳ
thi THPT quốc gia. Tăng cường quán triệt quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận
tốt nghiệp THPT. Nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả
các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi. Đặc biệt chú trọng tập huấn kỹ
nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát.
Bộ yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin mạnh mẽ vào quản lý, chỉ đạo và tổ chức kỳ thi; thực hiện nghiêm túc
chế tài, chế độ thông tin, báo cáo thông tin chính xác, kịp thời phục vụ công
tác chỉ đạo và tổ chức thi cử; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, hình thức cho kỳ
thi THPT quốc gia 2020; xây dựng các phương án dự phòng để xử lý rủi ro có thể
xảy ra trong quá trình thi cử. Tổ chức và hoàn thiện sớm cho kỳ thi THPT quốc
gia 2020 sắp diễn ra.
Đổi mới theo hướng nào?
Theo Cục trưởng Mai Văn Trinh, năm 2020
chưa thực hiện thí điểm việc thi trên máy tính đối với kỳ thi THPT quốc gia. Bộ
GD&ĐT đang tính toán để thí điểm việc này từ kỳ thi năm 2021 ở những nơi
sẵn sàng về điều kiện và học sinh tự nguyện tham gia. Đây là điểm mới được kỳ
vọng sẽ giúp hạn chế được việc gian lận trong thi cử do thí sinh sẽ biết điểm
ngay sau khi hoàn thành bài thi.
Tuy nhiên, đấy mới là đổi mới về hình thức
thi còn trên thực tế, nhiều chuyên gia vẫn băn khoăn về việc có cần tổ chức một
kỳ thi THPT quốc gia khi mà hơn 90% đều đỗ tốt nghiệp? Luật Giáo dục ĐH sửa đổi
bổ sung đã chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới thúc đẩy tự chủ trong các
cơ sở giáo dục ĐH, trong đó có việc tuyển sinh. Các trường dần tiến tới việc tổ
chức kỳ thi riêng hoặc các phương án tuyển sinh khác nhau để tuyển được những
sinh viên phù hợp nhất với chương trình đào tạo của mình. Như năm 2020-2021,
đến thời điểm này đã có hơn 40 trường ĐH dự kiến sử dụng kết quả kỳ thi đánh
gía năng lực để tuyển sinh một phần. Chỉ khi nào kỳ thi THPT Quốc gia không còn
“gánh” nhiệm vụ xét tuyển ĐH, CĐ thì có lẽ sẽ không cần đặt ra câu hỏi có cần
tổ chức kỳ thi này nữa không.
Liên hệ đăng ký học ngành Kỹ thuật chế biến món ăn:
Trường cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Website: www.trungcapnauan.edu.vn
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội