Trung cấp nghề và giáo dục thường xuyên khác nhau như thế nào?

Nền kinh tế Việt Nam đang vươn mình phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu về tri thức của người dân là tất yếu. Trong đó, hệ Giáo dục thường xuyên (GDTX) và Trung cấp nghề (TCN) đã góp vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà nhằm có thể đáp ứng kịp thời mong mỏi học tập của nhiều đối tượng khác nhau, nhất là thế hệ trẻ tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh sứ mệnh giáo dục thì 2 môi trường học này vẫn còn nhiều điểm khác biệt, vì vậy người học cần nên nắm rõ về khái niệm.

Hệ Giáo dục thường xuyên là gì?  

Hệ GDTX là hệ thống gồm các loại hình học tập thuộc hệ thống giáo dục tiếp tục, chúng không có các hình thức giáo dục chính quy trong hệ thống giáo dục ban đầu. GDTX hiện nay bao gồm  hình thức vừa học vừa làm, đào tạo từ xa và tự học nhưng có hướng dẫn với vai trò mang đến các chương trình học (xóa mù chữ, đào tạo, cập nhật nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng…) và chương trình giáo dục tiếp tục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục.
Đối tượng của hệ giáo dục này hầu hết là người lớn có mong muốn học tiếp khi đã bỏ lỡ việc học, những người đã quá tuổi có cơ hội đi học lần thứ hai hoặc các đối tượng muốn học bổ sung để hoàn thiện kỹ năng, kiến thức về nghề nghiệp.

Hệ Trung cấp nghề là gì?

Trung cấp nghề là chương trình đào tạo chính quy với mục đích mang lại cho người học tay nghề thực tiễn để có thể xin việc ngay sau khi tốt nghiệp. Với chương trình Trung cấp nghề thì bên cạnh chương trình dạy nghề, người học còn được học bổ sung chương trình THCS, THPT rút gọn (nếu chưa tốt nghiệp THCS, THPT) và có cơ hội liên thông lên Cao đẳng, Đại học.
Hiện nay, các trường Trung cấp nghề tuyển sinh với nhiều đối tượng khác nhau như: học sinh tốt nghiệp cấp 2, 3 muốn học nghề để sớm ra làm việc, các đối tượng muốn học văn bằng 2 hoặc sinh viên từ các khóa sơ cấp, ngắn hạn muốn học nâng cao.
Trung cấp nghề và giáo dục thường xuyên khác nhau như thế nào?
Trung cấp nghề và giáo dục thường xuyên khác nhau như thế nào?

Lựa chọn giữa Trung cấp nghề và Giáo dục thường xuyên?

Trong vài năm trở lại đây, các cơ sở GDTX gặp không ít khó khăn trong việc tuyển sinh học sinh dù đã mở rộng thêm việc dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên nên việc dạy nghề hầu như không thể phát huy hiệu quả và thường chỉ chú trọng vào dạy văn hóa cho các nhóm đối tượng học sinh có năng lực yếu, rớt kỳ thi cuối cấp 3 nhưng lại không muốn học nghề.
Trong khi đó, hiện nay TCN đang dần thoát khỏi mặc định là giải pháp tình thế cho học sinh không đậu Đại học, trở thành một hướng đi của rất nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT hoặc thậm chí ngay sau khi vừa hoàn thành THCS. Bên cạnh đó, các trường TCN hiện nay ngày càng được mở ra nhiều hơn trên khắp cả nước cũng như các chương trình học với đa dạng ngành nghề cho học sinh chọn lựa.
Liên hệ học nấu ăn chuyên nghiệp:
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội – Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập)
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Previous
Next Post »

Thanks for your comment