Triển vọng của nghề đầu bếp tại Việt Nam

Hiện nay,nghề đầu bếp đang được khá nhiều bạn trẻ quan tâm do cơ hội việc làm rộng mở và có điều kiện phát triển. Nghề bếp có nhiều đặc trưng riêng biệt mà những ngành nghề khác không có, nếu bạn là người quan tâm hoặc có định hướng theo nghề này thì nên nắm được các đặc điểm của nghề đầu bếp cũng như triển vọng của nghề đầu bếp trong tương lai gần. 
Triển vọng của nghề đầu bếp tại Việt Nam
Triển vọng của nghề đầu bếp tại Việt Nam 

Ðối tượng lao động

Người đầu bếp sử dụng những nguyên vật liệu (lương thực, thực phẩm) cần thiết để làm đối tượng lao động của mình. Bên cạnh những thực phẩm tươi sống còn có những thực phẩm muối ướp, sấy khô (hoặc phơi khô) cùng với những gia vị, những phụ liệu khác… sẽ được đầu bếp kết hợp với những phương pháp chế biến phù hợp để tạo nên thức ăn phục vụ cho nhu cầu ăn uống của thực khách.

Điều kiện làm việc

Do đặc điểm của nghề nấu ăn, người đầu bếp làm việc trong điều kiện không bình thường: phải làm việc cạnh hơi nóng của bếp lò, mùi tanh của tôm cá, mùi đặc trưng của các nguyên liệu, thực phẩm khác như các loại khô, mắm, gia vị, dầu mỡ, nước mắm… Bên cạnh đó còn có sự ẩm ướt, khói, mùi hơi có lẫn dầu mỡ và các gia vị trong khi chế biến. Trong suốt quá trình thao tác, đầu bếp thường phải đứng hoặc di chuyển liên tục trong phạm vi hoạt động, hiếm khi được ngồi nghỉ thoải mái.

Triển Vọng Của Nghề Đầu Bếp Ở Việt Nam

Mặc dù đầu bếp là một công việc rất vất vả nhưng với thị trường lao động tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của các ngành liên quan đang dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực nghề bếp.
Cùng với sự “thăng hoa” của ngành du lịch, ẩm thực, hệ thống nhà hàng – khách sạn thì nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực nghề bếp đang ngày một tăng. Tuy nhiên, số lượng đầu bếp được đào tạo bài bản đáp ứng yêu cầu chuyên môn của nhà tuyển dụng thì không nhiều. Để trở thành một đầu bếp giỏi, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng chuyên môn cần thiết như Tiếng Anh chuyên ngành, tính thẩm mỹ, kỹ năng làm việc nhóm, óc sáng tạo… đặc biệt không thể thiếu là sức khỏe bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết tâm, ý chí cầu tiến.
Những đầu bếp giỏi có thể làm việc tại rất nhiều nơi như: khách sạn, nhà hàng, câu lạc bộ, quán cafe, bệnh viện, các trường nội trú, các cơ quan, đơn vị…Ngoài ra , đầu bếp tài năng có cơ hội tham gia giao lưu văn hóa ẩm thực với địa phương, các quốc gia khác trên thế giới, tham gia vào các cuộc thi, các hội nghị, triễn lãm về ẩm thực để quảng bá ẩm thực Việt đến cộng đồng.
Hiện nay, hầu hết các đầu bếp chính trong các khách sạn, nhà hàng lớn (từ 4 sao trở lên) đa số đều là người nước ngoài. Thực trạng này xảy ra là do phần lớn đầu bếp Việt chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn cũng như sự nhạy bén, óc sáng tạo trong môi trường làm việc quốc tế yêu cầu cao. Vì vậy, các đầu bếp ở Việt Nam cần nhận thức và rèn luyện nhiều hơn nữa để nâng cao chuyên môn nghề và khẳng định khả năng của mình trên trường quốc tế.
Cùng sự phát triển vượt bậc của ngành dịch vụ – ẩm thực trong năm 2018, mức thu nhập của đầu bếp được dự đoán sẽ còn tăng cao. Theo khảo sát trung bình, mức lương tối thiểu cho vị trí phụ bếp là từ 5 – 6 triệu đồng; đầu bếp 10 – 13 triệu; tổ trưởng 14 – 16 triệu; bếp trưởng từ 20 – 40 triệu đồng/tháng… Con số này có thể lên đến vài nghìn đô khi bạn có được kiến thức và kinh nghiệm để bước đến vị trí đỉnh cao trong lộ trình nghề bếp là Bếp trưởng Điều hành hoặc Giám đốc ẩm thực. Các mức lương có thể dao động tùy theo quy mô nhà hàng, địa điểm kinh doanh, thương hiệu…
Liên hệ học nấu ăn chuyên nghiệp:
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội – Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập)
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Previous
Next Post »

Thanks for your comment