Nếu lỡ tay nêm nếm món ăn “quá đà”, bạn đừng vội lo lắng mà hãy bình tĩnh áp dụng ngay những tuyệt chiêu vô cùng hiệu quả và đơn giản dưới đây nhé. Chắc chắn món ăn sẽ vẫn đảm bảo giữ được hương vị thơm ngon nhất đấy.
Cách chữa cháy khi đồ ăn bị nêm nếm quá tay |
Món ăn quá ngọt
Để cứu vãn tình thế khi món ăn bạn nêm quá nhiều đường, hãy thử cho một ít muối, hoặc giấm táo, rượu vang hoặc nước cốt chanh vào. Ngoài ra, các chất béo như dầu oliu hoặc bơ cũng có thể làm giảm bớt vị ngọt. Những nguyên liệu đơn giản trong bếp sẽ luôn là trợ thủ đắc lực “chữa cháy” cho món ăn hỏng của bạn nếu bạn biết cách sử dụng đúng chỗ và chính xác.
Món ăn quá cay
Hãy ghi vào sổ tay nội trợ những bí kíp đơn giản sau để giảm vị cay của món ăn nhé:
Thêm vị ngọt: Bằng cách cho thêm đường hay mật ong vào món ăn vì độ ngọt của những nguyên liệu này sẽ trung hòa vị cay. Nhưng bạn cần lưu ý là chỉ cho ở mức vừa phải tránh trường hợp món ăn bị ngọt.
Thêm nước dùng: Đây là cách làm đơn giản nhất để chữa cay cho món ăn. Bạn chỉ cần cho nước dùng vào và đun sôi, vị cay sẽ giảm đáng kể
Thêm rau củ: Nếu món canh hoặc súp của bạn chẳng may bị cay, bạn có thể thêm một số loại rau củ như cà chua, cà rốt, khoai tây... Chất xơ trong rau củ sẽ hút bớt vị cay và lượng đường có trong rau củ sẽ trung hòa vị cay, trả lại cho bạn món ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng.
Món ăn bị cháy
Đầu tiên bạn cần tắt bếp ngay và nhấc thức ăn ra khỏi bếp, đặt nơi thoáng mát. Khi thức ăn nguội, với những món khô như chiên, kho hoặc nướng, bạn dùng kéo cắt bỏ và để lại những phần sử dụng được. Với những món nước như súp, hầm hay cháo, bạn dùng muỗng hớt những phần trên mặt không bị cháy khét qua một nồi sạch khác, nhớ múc nhẹ tay và không chạm đến phần cháy khét.
Kế tiếp là nấu lại thức ăn đã làm sạch, cho thêm nước vào rồi nêm nếm lại gia vị. Đặc biệt bạn có thể khử mùi cháy khét bằng cách phi nhiều hành, tỏi hoặc thêm nhiều nước sốt.
Để tránh trường hợp thức ăn bị cháy gây hại cho sức khỏe và mất thẩm mỹ, bạn hãy sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn hoặc các loại bếp có chế độ hẹn giờ nấu ăn rất tiện lợi. Ngoài ra, bạn hãy đầu tư bộ nồi, chảo có độ chống dính tốt, điều đó cũng hạn chế phần nào thức ăn bị cháy.
Món ăn quá mặn
Theo lẽ thường thì bạn sẽ cho thêm nước để chữa cháy món ăn bị mặn, nhưng cách làm này sẽ làm giảm vị ngọt của rau, thịt, hải sản. Bạn hãy tham khảo những mẹo sau đây nhé.
Dùng khoai tây sống
Khoai tây có tác dụng hút vị mặn món ăn rất hiệu quả. Khi món ăn bị mặn, bạn có thể dùng khoai tây cắt thành từng lát mỏng cho vào món ăn đã được nấu chín ít nhất 15 phút trước ăn.
Dùng giấm hoặc nước chanh tươi
Chỉ cần sử dụng 1 lượng nhỏ giấm gạo hoặc nước chanh tươi sẽ giúp trung hòa vị mặn của món ăn.
Với những món ăn mà thành phần chế biến có sữa thì bạn không được dùng chanh để làm giảm vị mặn vì dưới tác dụng của chanh, sữa sẽ bị kết tủa ngay lập tức.
Dùng cà chua
Nếu không có chanh hay khoai tây, bạn cũng có thể sử dụng cà chua cắt lát dày cho vào món ăn và ngâm trong đó từ 15 đến 20 phút để làm giảm vị mặn của món ăn.
Lòng trắng trứng
Đối với những món canh, món súp có vị mặn, bạn hãy sử dụng lòng trắng trứng gà còn nguyên, không bị đánh tan thả vào nồi để sôi trong 5 phút rồi vớt ra. Với cách làm này, vị mặn của món ăn sẽ được hút đi rất nhiều.
Dùng sữa chua không đường
Dùng sữa chua không đường
Đối với những món ăn có thành phần từ sữa như phô mai, kem tươi thì bạn có thể dùng sữa chua nguyên chất không đường để nêm nếm vào một lượng vừa đủ nhằm làm giảm vị mặn của món ăn.
Liên hệ học nấu ăn chuyên nghiệp:
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội – Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập)
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Website: www.trungcapnauan.edu.vn
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội