Trong những năm gần đây, bạn ngày càng thấy nhiều hơn những ấn phẩm, sách báo, tạp chí… về ẩm thực ở Việt Nam với hình ảnh các món ăn vô cùng bắt mắt và nghệ thuật. Thậm chí, có thể ví von rằng chúng như những “bức tranh” được vẽ bằng các nguyên liệu thực phẩm, bằng tài năng nấu nướng của người Đầu bếp và cả kỹ năng sắp xếp của người Food stylist. Nghệ thuật trình bày món ăn đang dần trở thành một khái niệm quen thuộc không chỉ với giới Đầu bếp, người kinh doanh Ẩm thực nói chung mà ngay cả với chính các bạn trẻ có niềm đam mê, hứng thú với lĩnh vực này.
|
Nghệ thuật trình bày món ăn |
Nghệ thuật trình bày món ăn là gì?
Nghệ thuật trình bày món ăn hay còn được gọi với thuật ngữ là Food styling. Đây là khái niệm, một bộ môn nghệ thuật được bắt nguồn từ Mỹ khá lâu và chỉ mới du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu. Đối với các Đầu bếp chuyên nghiệp thì trang trí, trình bày món ăn trở thành một kỹ năng, bước quan trọng trong quy trình chế biến món ăn.
Ngoài ra ở nước ta hiện nay, nhiều người làm công việc tạo hình các món ăn, thực phẩm nhưng dùng cho mục đích để mang lại hình ảnh dùng cho các tạp chí, sách báo, ấn phẩm… về ẩm thực. Họ thường được gọi là Food stylist, đây là ngành nghề đang thu hút khá nhiều bạn trẻ theo đuổi với nhiều tiềm năng phát triển.
Tầm quan trọng của nghệ thuật trang trí món ăn?
Nếu như trước đây, khái niệm trang trí món ăn thường được gắn liền với ẩm thực Âu thì ngày nay chúng được áp dụng trong hầu hết tất cả các món ăn của nhiều nền ẩm thực khác nhau. Việc trang trí, trình bày một cách khéo léo, nghệ thuật hơn đã giúp các món ăn từ đơn giản, vô hồn thì trở nên sống động và đầy tinh tế. Thông qua đó, người thực khách sẽ bị hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên và họ sẽ bắt đầu cảm thấy món khám phá về món ăn hơn. Đối với ngành kinh doanh ẩm thực thì đây là yếu tố quan trọng giúp họ quảng bá món ăn, nhà hàng của mình đến rộng rãi khách hàng.
Bên cạnh đó, cách trình bày món ăn đẹp mắt, biến chúng thành một tác phẩm nghệ thuật cũng chính là một dấu ấn đặc biệt của người Đầu bếp với món ăn của họ. Mỗi người sẽ đặt những ý tưởng, tính cách và thậm chí là cả tâm tư của bản thân trong cách trang trí nhằm mang lại sự trải nghiệm, ấn tượng của thực khách khi thưởng thức món ăn.
Những nguyên tắc khi trang trí món ăn
Nguyên liệu trang trí phải sạch, tươi, ngon
Các Đầu bếp thường sử dụng những loại rau củ quả như: cà chua, rau xà lách, dưa leo… vừa dùng để trang trí vừa là để món ăn kèm với món chính, Nên vì vậy, các nguyên liệu này phải vừa sạch, an toan vừa phải có màu sắc tươi mới.
Mục đích của món ăn/ bữa ăn
Nếu trang trí món ăn để cho thực khách dùng bữa thì tùy theo mục đích, ý nghĩa, đối tượng mà người Đầu bếp sẽ có các cách trình bày, tạo hình nguyên liệu khác nhau. Nếu trang trí để chụp hình quảng cáo, giới thiệu món ăn thì chúng phải tạo sức hấp dẫn tốt nhất có thể.
Sự phối hợp giữa các họa tiết, nguyên liệu
Các họa tiết trang trí phải phối hợp một cách hài hòa với nhau, hài hòa với món ăn về cả màu sắc lẫn hình thức trang trí và phải tôn được loại thực phẩm chính cũng như không tạo cảm giác rối mắt cho thực khách.
Liên hệ học nấu ăn chuyên nghiệp:
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội – Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập)
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Website: www.trungcapnauan.edu.vn
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội