Đầu bếp cần ghi nhớ những điều gì?

Trở thành đầu bếp là một chặng đường. Trở thành một Bếp trưởng giỏi là một hành trình dài hơn nữa. Đam mê và sự kiên trì với nghề, kiến thức chuyên môn, sáng tạo và tính kỷ luật… Những đức tính ấy rất cần với người học và làm nghề đầu bếp.

Đầu bếp cần ghi nhớ những điều gì?


Giờ Làm Việc Của Đầu Bếp

Học nghề Bếp dễ kiếm việc làm và mang lại thu nhập cao hơn so với nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, để đến với nghề bếp bạn sẽ gặp rất nhiều những khó khăn, thử thách. Thời gian làm việc trung bình 9 – 14 tiếng/ngày và phải tăng ca thường xuyên. Đặc biệt vào các dịp lễ, thời gian làm việc có khi sẽ kéo dài hơn.
Nếu bạn cho rằng mình không vượt qua tất cả những trở ngại đó, chắc chắn sẽ sớm bỏ cuộc. Còn khi đọc đến đây, bạn vẫn đầy nhiệt huyết, vẫn mong muốn trở thành đầu bếp, chế biến thật nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn đầy sáng tạo phục vụ cho nhiều người… thì nghề Bếp là dành cho bạn.

Yêu Cầu Của Nghề Đầu Bếp

Cần cù, siêng năng, chịu khó: làm việc trong khu bếp với không khí nóng bức và áp lực cao rất dễ làm người đầu bếp từ bỏ. Do đó, người đầu bếp cần có sự nhẫn nại, chịu khó và khả năng điều tiết tinh thần làm giảm căng thẳng và áp lực trong công việc.
Vị giác nhạy bén, đôi tay khéo léo, thao tác tỉ mỉ và chính xác: một đầu bếp giỏi có khả năng cảm thụ mùi vị chính xác, rõ ràng, kết hợp khéo léo giữa hương vị và hình thức tạo nên món ăn hấp dẫn.
Người đầu bếp cần phát huy khả năng sáng tạo để tạo nên những món ăn mới hay phối hợp các loại gia vị tạo nên sự độc đáo đánh thức vị giác thực khách.
Chấp nhận gian khổ, hỏi mọi thứ chưa biết, tiết kiệm tiền để đi ăn ở nhiều nơi, đi sớm và về muộn và đừng bao giờ xem mình là số một ở nơi làm việc – Đó cũng là lời khuyên mà Bếp trưởng muốn gửi đến các đầu bếp trẻ.

Những Điều Cơ Bản Nhất Mà Một Đầu Bếp Cần Phải Học

Làm nghề bếp phải có chuyên môn về dinh dưỡng, ẩm thực, chế biến món ăn. Đúng! Nhưng có những điều nhỏ hơn như thế mà đầu bếp phải học ngay từ những ngày đầu tiên. Đó là gì?
Là học cách mặc đồng phục, đội nón, thắt khăn, đeo tạp dề và thậm chí là học cách lau mồ hôi sao cho đúng để không làm ảnh hưởng đến tác phong, hình ảnh của người đầu bếp.
Là học thuộc và làm quen với cách cầm dao, sử dụng từng loại thớt, chảo khi nấu ăn.
Là học lại toàn bộ cách cắt rau củ quả, sơ chế thịt cá. Cách sắp xếp các loại dụng cụ, gia vị sao cho khoa học cũng cần phải học tập.
Để trở thành một Đầu bếp cần rất nhiều kỹ thuật và kỹ năng có được từ nhiều năm thực hành. Tìm hiểu về nghề đầu bếp, các yêu cầu, đặc trưng của nghề cùng với một lộ trình học tập khoa học sẽ giúp bạn có những định hướng cụ thể hơn khi chinh phục công việc này.
Liên hệ học nấu ăn chuyên nghiệp:
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội – Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập)
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Previous
Next Post »

Thanks for your comment