Ý nghĩa của ngày Tết đoàn viên

Tết đoàn viên hay còn được gọi là Tết Trung Thu đây là 1 nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam hàng ngàn năm nay.

Ngày Tết đoàn viên mang trong mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa nhân văn đầy thú vị. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ Tết đoàn viên là gì và những phong tục xung quanh ngày này.

Ý nghĩa của ngày Tết đoàn viên


Tết Đoàn Viên Là Gì?

Cứ vào  ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm sẽ là ngày Tết đoàn viên hay còn được biết đến là ngày Tết Trung Thu. Theo đó vào ngày rằm tháng 8 hàng năm sẽ là ngày để tạ ơn trời đất vì đã mang mưa đến giúp mùa màng bội thu, cũng là ngày mà các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng ăn bữa cơm dưới ánh trăng rằm.

Chính vì vậy ngày này còn được gọi là “Tết đoàn viên” giống với ý nghĩa của tên gọi.

Ý Nghĩa Của Tết Đoàn Viên

Ý nghĩa ban đầu của Tết Đoàn Viên là dịp để những người nhà nông tạ ơn thần linh đã phù hộ và cùng nhau ăn mừng vụ mùa bội thu. Bởi Tết Trung thu được tổ chức vào Rằm Tháng Tám âm lịch, theo quan niệm dân gian thì đây là ngày mà mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm nên ngày này cũng là dịp để các cao nhân ngắm trăng và tiên đoán mùa màng cũng như vận mệnh quốc gia, dân tộc.

Người ta cho rằng vào năm đó mà trăng thu có màu vàng thì năm ấy sẽ có mùa màng bội thu, nếu trăng thu màu xanh hoặc lục thì năm đó sẽ xảy ra thiên tai còn nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ hưng thịnh.

Vào Tết Trung thu, các gia đình sẽ có một mâm ngũ quả bày biện bánh trái, hoa quả để dâng lên thần linh, thắp hương cho gia tiên rồi sau đó cùng nhau phá cỗ, ngắm trăng.

Vào những ngày này người Việt có truyền thống về đoàn tụ cùng gia đình, cùng nhau phá cỗ trăng rằm cùng tặng cho nhau những cặp bánh Trung thu với hai loại vỏ bánh truyền thống là nướng và bánh dẻo, tượng trưng cho sự trọn vẹn, đầy đủ.

Những Việc Làm Quen Thuộc Trong Ngày Tết Đoàn Viên

Trong ngày tết đoàn viên, khi ánh trăng rằm tỏa sáng soi rõ những con ngõ nẻo dường thì người dân sẽ bầy một mâm ngũ quả để thắp hương và cùng gia đình trẻ em xóm nhỏ phá cỗ bởi lẽ vào dịp này, cả gia đình mới có dịp đoàn tụ để cùng phá cỗ và cùng thưởng thức trăng thu trong trẻo cùng bầu không khí ấm áp vui vẻ của đêm rằm.

Ngoài ra còn có những việc làm quen thuộc trong tết đoàn viên mà mọi người thường hay làm như.

Trẻ Em Chơi Đèn Lồng – Đèn Ông Sao

Chắc hẳn cứ mỗi độ sắp tới ngày Tết Đoàn Viên hay Trung Thu là bạn sẽ chẳng thể quên được câu hay của những đứa trẻ

“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu

Cán đây rất dài cán cao quá đầu

Em cầm đèn sao em hát vang vang

Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan”

Tết Trung Thu hãy Tết đoàn viên cũng được gọi là tết của trẻ em. Ngay từ đầu tháng, những đứa bé đã được cha mẹ sắm sửa cho những chiếc đèn muôn màu sắc với đủ loại hình thù khác nhau.

Trẻ em đón tết thì có đèn xếp, đèn ông sao, đèn ông sao, đèn con giống… vô cùng sặc sỡ kéo nhau đi từng đoàn hát ca vui vẻ cùng nhau đi nhởn nhơ từ trong đường cho đến ngoài ngõ. Bên cạnh đó là những đám múa lân, múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la náo nhiệt.

Bày Mâm Cỗ Trông Trăng

Vào ngày trung thu người ta sẽ bày cỗ cùng với hoa quả, bánh nướng, bánh dẻo, trang trí đèn đuốc màu sắc sặc sỡ và cùng nhau nhảy múa ca hát, múa lân tưng bừng. Nhiều nơi còn tổ chức những cuộc thi bày cỗ, thi làm bánh giữa các xóm với nhau. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em nhỏ sẽ cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.

Múa Lân Ngày Tết Đoàn Viên

Vào mỗi dịp Tết Đoàn Viên Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa sư tử. Con lân là tượng trưng cho điềm lành, may mắn và người Trung Hoa không có phong tục này. Người ta thường tổ chức múa Lân vào hai đêm 14 và 15, đám múa lân gồm có một người đội đầu lân bằng giấy và mô phỏng lại những điệu bộ của con vật này theo tiếng trống.

Ðám múa lân sư tử đi đằng trước, người lớn trẻ con ríu rít đi theo sau vô cùng vui vẻ. Trong những ngày này, nhiều gia đình sẽ treo những giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy với mục đích lấy may.

Thưởng Bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu gồm bánh dẻo và bánh nướng là món ăn truyền thống của ngày Tết Đoàn Viên này. Người Việt Nam ta thường có phong tục tặng quà nhau bằng cặp bánh này để tượng trưng cho lời chúc may mắn, viên mãn tròn đầy.

Bánh sẽ được cắt ngay sau khi đã phá cỗ xong và chia thành các miếng bằng đúng số thành viên ở trong gia đình. Theo quan niệm của cha ông ta, bánh cắt càng đều đặn thì gia đình năm ấy càng hòa thuận, êm ấm.

Liên hệ học nấu ăn chuyên nghiệp:
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội – Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập)
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Previous
Next Post »

Thanks for your comment