Với các
bạn trẻ, việc hiểu rõ về giá trị bản thân từ rất sớm thường không hề dễ. Khi
phải đưa ra định hướng nghề nghiệp hay lựa chọn cho tương lai, có mấy ai mà
không băn khoăn, mơ hồ?
Vì sao người trẻ cần hiểu rõ mình là ai?
Đâu đó chúng ta vẫn thấy có những sinh viên ngày ngày trên giảng
đường đại học nhưng đầu thì đang toan tính làm gì để đóng học phí kì tiếp theo.
Lao vào làm thêm kiếm tiền học nhưng lên lớp lại vùi đầu ngủ gật vì không còn
sức. Hay có bạn thích đi học nghề nấu ăn, cha mẹ lại bắt thi cho bằng được đại
học ngân hàng. Kết quả suốt 4 – 5 năm học, bạn phải gồng mình để đuổi kịp bạn
bè, không có hứng thú học tập nên cả thời sinh viên gói trọn trong hai từ “chán
ngán”…
Vì không hiểu bản thân, không biết những giá trị mình đang có,
không tìm ra định hướng, biết bao người đã từng “nhắm mắt đưa chân”, phó thác
tương lai của mình cho sự sắp đặt của gia đình, cho tâm lý số đông hay cho cái
gọi là “tới đâu thì tới” như thế. Và khi nhận ra tương lai đầy những vấn đề,
không phù hợp, người ta mới giật mình thì cũng đã “lỡ bước” quá xa.
Vậy nên, hiểu rõ mình là ai chính là việc bạn hiểu về tính cách,
năng lực lẫn điều kiện của bản thân, gia đình. Đánh giá chúng một cách trung
thực, rõ ràng nhất để có thể đưa ra lựa chọn ngành nghề, môi tường học tập phù
hợp. Có như vậy mới giúp bạn tránh được những áp lực quá cao, để không phải bỏ
học giữa chừng hay phải cố gắng “chạy đua” ở một môi trường không vừa sức.
Làm sao để biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?
Biết mình muốn gì và phải làm thế nào để đạt được điều đó, nghĩa
là bạn đã có đam mê, sở thích riêng và không dễ dàng để bất cứ ai hay điều gì
làm nguội tắt sự hứng thú của mình.
Nếu bạn không biết thực sự mình thích
gì, đam mê gì thì sao? Trong cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu”, tác giả
Rosie Nguyễn từng phân tích rằng: “Nếu bạn chưa biết rõ đam mê của mình là gì,
hãy theo đuổi sự tò mò của bạn, xem có cái gì khiến bạn hứng thú không? Bởi vì
“sự tò mò có thể dẫn lối bạn đến đam mê, đưa bạn qua ngưỡng của sự quen thuộc”.
Còn nếu bạn biết
mình thích gì nhưng lại có những lý do để không thực hiện thì phải làm thế nào?
Thật ra, không có lý do gì quá lớn có thể ngăn cản bạn làm điều mình đam mê và
yêu thích cả. Ngoài việc sợ và lười. “Khi người nào muốn điều gì thì cả vũ trụ sẽ
chung sức lại để người ấy đạt được điều mơ ước” (Nhà giả kim).
Học nghề sớm – Lựa chọn của bản lĩnh và tỉnh táo
Người trẻ nên chọn nghề như thế nào? |
Nhiều người Việt chỉ xem trọng và đánh giá cao việc học đại học,
trong khi đó lại rất xem thường việc học trung cấp hay học nghề. Thế nhưng, những
con số thống kê lượng cử nhân đại học, thậm chí có thạc sĩ, tiến sĩ thất nghiệp
hay tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay đã làm cả xã hội phải “giật mình”
nhìn lại. Khi người trẻ vẫn còn thụ động, các bạn rất dễ lựa chọn ngành học,
công việc theo ý muốn của cha mẹ; theo tâm lý số đông. Trong khi phụ huynh hay
đám đông ấy có thể cũng mang tâm lý “trọng thầy khinh thợ”.
Trong môi trường làm việc ngày nay, năng suất và kết quả công
việc mới là điều nói lên tất cả. Giám đốc nhân sự một công ty nổi tiếng từng
chia sẻ: “Thành tích học tập tốt của ứng viên chỉ là một trong những lợi thế xét hồ
sơ, còn tiêu chí quan trọng hơn vẫn là khả năng chuyên môn, kinh
nghiệm và đặc biệt là các kỹ năng mềm”. Dù bạn có bằng cử nhân, bằng trung cấp hay chứng chỉ nghề thì
chỉ khi bạn chứng tỏ được kiến thức, kỹ năng tay nghề vững chắc cùng thái độ
làm việc chuyên nghiệp mới có đủ sức để cạnh tranh. Vì thế, những bạn trẻ quyết
định học trung cấp, học nghề ngay khi tốt nghiệp THCS hay THPT phải là những
người có bản lĩnh, hiểu rõ về bản thân, biết mình muốn gì và phải làm như thế
nào.
Thành công không bao giờ đến từ một
chiều. Muốn đi đến đỉnh, bạn phải biết liên kết, tương tác và nhận sự hỗ trợ từ
nhiều người, nhiều kênh… để phát triển tính cách, kỹ năng, kiến thức của mình.
Bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô… tất cả những ai giỏi trong lĩnh vực bạn quan tâm
đều có thể trở thành những “mentor” cho bạn. Việc học và làm việc
với những người có cùng đam mê, lý tưởng sẽ giúp bạn được chia sẻ kiến thức,
học hỏi lẫn nhau để nâng cao kỹ năng và luôn có thêm động lực mỗi ngày.
Vậy nên người
trẻ à, bạn không nên để bản thân mình bị lệ thuộc mà phải đứng trên đôi chân
của mình, tư duy bằng cái đầu và lắng nghe mách bảo của trái tim mình để hành
động. Có như vậy bạn mới có thể tự chủ và tự lập khi sống ở bất cứ đâu, làm bất
cứ nghề nghiệp gì. Hãy luôn hỏi mình là ai? Mình muốn gì và đang tìm kiếm những
giá trị nào?
Liên hệ học nấu ăn chuyên nghiệp:
Trường
Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội –
Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập)
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Website: www.trungcapnauan.edu.vn
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội