Đầu bếp
Hiện nay, nghề đầu bếp đang được khá nhiều bạn trẻ quan tâm do cơ hội việc làm rộng mở và có điều kiện phát triển. Mặc dù đầu bếp là một công việc rất vất vả nhưng với thị trường lao động tại Việt Nam, sự phát triển của các ngành liên quan đang dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực nghề bếp. Cùng với sự “thăng hoa” của ngành du lịch, ẩm thực, hệ thống nhà hàng – khách sạn thì nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực nghề bếp đang ngày một tăng. Tuy nhiên, số lượng đầu bếp được đào tạo bài bản và đáp ứng yêu cầu chuyên môn của nhà tuyển dụng thì không nhiều. Để trở thành một đầu bếp giỏi, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng chuyên môn cần thiết như Tiếng Anh chuyên ngành, tính thẩm mỹ, kỹ năng làm việc nhóm, óc sáng tạo… Đặc biệt, yếu tố không thể thiếu là sức khỏe bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết tâm, ý chí cầu tiến.
Không có bằng tốt nghiệp THPT nên học nghề gì có triển vọng? |
Pha chế
Với tốc độ phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp Food & Beverage (F&B) cùng sự xuất hiện của nhà hàng, khách sạn như hiện nay, đây chính là “thời hoàng kim” của những ai theo học nghề pha chế. Họ trở thành những “ngôi sao” sáng, những nhân tố mà các chủ nhà hàng, khách sạn luôn ráo riết tìm kiếm. Doanh thu của nhà hàng, quán bar cũng phụ thuộc một phần không nhỏ vào tay nghề của những người pha chế. Những đồ uống ngon và mới lạ mà họ sáng tạo ra chính là thỏi “nam châm” thu hút các thực khách.
Trong tương lai, người theo đuổi nghề pha chế hoàn toàn có thể vươn lên những vị trí cao hơn như Bartender, Bar trưởng, giám sát bộ phận pha chế, quản lý bộ phận pha chế… Đừng nghĩ rằng nghề pha chế chỉ là công việc tạo ra đồ uống mà hãy tin rằng, có sự nỗ lực và quyết tâm, vô vàn cơ hội việc làm sẽ mở ra trước mắt.
Quản trị nhà hàng – khách sạn
Nhà hàng – Khách sạn đang là một trong những ngành có mức thu nhập khá cao nhưng rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Nguyên nhân là do một bộ phận nhân lực cấp cao đã quá tuổi hoặc chuyển sang ngành khác để tìm kiếm cơ hội mới. Ngành Nhà hàng – Khách sạn có tốc độ tăng trưởng khá tốt hiện nay, với mức thu nhập được nhiều người mơ ước. Thu nhập của vị trí quản lý trong một khách sạn quy mô 3-5 sao có thể đạt đến 2.000 USD/tháng trở lên. Còn ở những vị trí ít kinh nghiệm hơn như nhân viên buồng phòng, lễ tân và phục vụ bàn, mức lương có thể dao động tối thiểu từ 7-9 triệu/ tháng.
Cũng như nhiều ngành nghề khác, mức lương của Nhà hàng – Khách sạn cũng tăng lên tỷ lệ thuận với mức độ thăng tiến. Đặc biệt, khi làm việc trong môi trường quốc tế, mức thu nhập này sẽ cao hơn gấp 2-3 lần kèm theo nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Sự gia nhập của các tập đoàn nhà hàng, khách sạn quốc tế vào Việt Nam cùng rất nhiều dự án đầu tư mới trong ngành sẽ cần một lượng lớn nhân lực chất lượng. Nếu định hướng phát triển nghề nghiệp trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, bạn nên chọn cho mình một môi trường đào tạo chất lượng để tiếp cận cơ hội việc làm và rút ngắn thời gian thăng tiến trong công việc.
Không cần phải tốt nghiệp cấp ba hay tấm bằng bằng cử nhân đại học, bạn vẫn có thể theo đuổi lĩnh vực đầu bếp, pha chế hay quản trị Nhà hàng – Khách sạn bằng cách theo học tại các trường trung cấp nghề. Đây sẽ là môi trường tốt để bạn rút ngắn thời gian học lý thuyết và nhanh chóng có đủ kỹ năng nghiệp vụ để bắt đầu làm việc.
Liên hệ học nấu ăn chuyên nghiệp:
Trường
Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội –
Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập)
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Website: www.trungcapnauan.edu.vn
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội