Nấu ăn xưa nay luôn có những thử thách vô cùng khó khăn mà đòi
hỏi người làm bếp phải có sự yêu thích, đam mê nhất định mới có thể vượt qua và
trụ lại được. Công việc với áp lực không hề nhỏ, đòi hỏi người làm bếp vừa phải
ghi nhớ từng công thức, nguyên liệu, vừa phải có sự khéo léo khi thực hiện
những thao tác cắt tỉa, xóc chảo… Người đầu bếp không chỉ cần sức khoẻ tốt để
bảo đảm làm việc một cách bền bỉ, mà còn phải có tinh thần vững vàng, luôn tìm
tòi, sáng tạo ra những món ăn ngon, đạt chất lượng.
Khi bạn "trót" yêu nghề bếp! |
Ngày càng “hot”
Trước đây, có rất ít cơ sở đào tạo nghề bếp một cách bài bản.
Người có nhu cầu học thường phải theo phụ bếp cho những người có thâm niên rồi
tích luỹ dần kinh nghiệm. Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ ăn
uống, nghề bếp đã có những thay đổi tích cực, mới mẻ hơn. Cơ hội việc làm
và thu nhập từ nghề bếp đã dần được cải thiện, nhất là khi khách hàng có yêu
cầu cao về chất lượng lẫn hình thức món ăn. Nghề bếp cũng trở nên “đắt giá”
hơn, nhu cầu tuyển dụng nhân lực làm bếp cũng ngày càng nhiều hơn. Đây là một
trong những nghề thu hút sự quan tâm của không ít bạn trẻ muốn trải nghiệm với
công việc nấu nướng.
Cơ hội nghề nghiệp dành cho các bạn trẻ yêu thích nghề bếp ngày
càng tăng khi các quán ăn uống, nhà hàng mọc lên ngày một nhiều. Trung bình,
những nhà hàng, quán ăn lớn đều cần ít nhất 2 bếp chính và từ 5-7 phụ bếp đảm
nhận các công việc như: đứng thớt, đứng tủ đông, tủ rau, sơ chế… Những người có
kinh nghiệm làm bếp, tay nghề cao, không khó để tìm được một việc làm phù hợp.
Người học nghề bếp với kiến thức và kinh nghiệm hoàn toàn có thể
tự mở hàng quán, kinh doanh dịch vụ nấu nướng đám tiệc… Đối với các bạn trẻ
năng động, chịu tìm tòi, khám phá họ còn có thể thử sức với công việc mới như:
Food-stylist (trang trí món ăn), Food-blogger (phê bình ẩm thực)…
Đam mê mới làm được
Đa số mọi người đều cho rằng nghề bếp khá đơn giản, vì nấu ăn
vốn dĩ là công việc thường xuyên của mỗi người, mỗi gia đình. Nhưng kỳ thực để
trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp không hề đơn giản. Đối với những ai đã thật
sự bước chân vào nghề này và nghiêm túc theo đuổi đến cùng, nghề đầu bếp thật
sự là một chặng đường dài đầy thử thách.
Phải trải qua quá trình đào tạo, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm
từ những công việc đơn giản như: lên thực đơn, lựa chọn nguyên liệu, sơ chế,
chế biến thức ăn… Ngay cả những việc tưởng chừng như ai cũng biết như dọn rửa
dụng cụ, mài dao đều có những quy tắc riêng, phải được đào tạo mới thao tác
đúng và hiệu quả.
Một khi đã chấp nhận theo nghề, người đầu bếp phải làm quen với
việc thời gian dành cho bản thân, gia đình, bạn bè sẽ bị rút ngắn lại, những
ngày cuối tuần hay ngày lễ lại càng bận rộn hơn.
Môi trường làm việc của đầu bếp không bao giờ là căn phòng sang
trọng, có máy lạnh mà là căn bếp luôn đỏ lửa. Có vào khu chế biến thực phẩm của
một quán ăn, nhà hàng, mới cảm nhận được không khí căng thẳng ở đây. Căn bếp
luôn trong tình trạng nóng hừng hực do bếp lửa cũng như sức ép thời gian để
phục vụ thực khách. Khi nhận được yêu cầu đặt món của thực khách, đầu bếp phải
nhanh tay chế biến, chỉ cần một sai sót nhỏ, món ăn làm ra có khi lại phải đổ
bỏ để làm lại từ đầu.
Với những người đã lựa chọn, gắn bó với nghề bếp, điểm chung của
họ là những vết thương, vết sẹo trên tay vì họ thích “chơi với lửa, đùa với
dao”.
Liên
hệ học nấu ăn chuyên nghiệp:
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội – Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập)
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Website: www.trungcapnauan.edu.vn
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội