Bản mô tả công việc nhân viên sửa chữa ô tô.

Ngành ô tô đang là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, Học nghề sửa chữa ô tô ra làm gì? Hay những khó khăn khi học nghề sửa chữa ô tô? Đây cũng là câu hỏi mà nhiều bạn đang theo ngành ô tô cũng nhưng bạn đang học sửa chữa ô tô đang quan tâm nhất. Bài viết sau đây của Cao đẳng ô tô Hà Nội sẽ giải đáp thắc mắc học nghề sửa chữa ô tô ra làm gì. Những khó khăn khi học nghề sửa chữa ô tô. Các bạn cùng theo dõi.



Với số lượng xe ô tô ngày một tăng cao, cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp ô tô. Điều này đã tạo cơ hội cho nghề sửa chữa ô tô phát triển mạnh mẽ.

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang có nguyện vọng và mong muốn đi theo nghề sửa chữa ô tô. Vậy sau khi học sửa chữa ô tô ra các bạn sẽ làm các công việc sau:

1. Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô

KTV sửa chữa ô tô thường là những người có nhiệm vụ giám sát, vận hành quá trình lắp ráp ô tô, sửa chữa và bảo dưỡng ô tô tại các gara và xưởng dịch vụ ô tô.

  • Kiểm tra, Chẩn đoán, Bắt Pan bệnh, sửa chữa về: Gầm, điện, Động cơ, hộp số điều hòa không khí.
  • Thực hiện các công việc bảo dưỡng nhanh cho ô tô
  • Sử dụng các phần mềm, công cụ cho công việc sửa chữa ô tô như máy chẩn đoán, các thước đo chuyên dụng

Các công việc kỹ thuật viên sửa chữa ô tô có thể làm thường là: KTV sửa chữa điện – điện tử, KTV sửa chữa gầm – máy ô tô, KTV chăm sóc nội ngoại thất ô tô, KTV sửa chữa điều hòa không khí, KTV bảo dưỡng nhanh.

1.1 Kỹ thuật viên sửa chữa điện – điện tử: 

Công việc của KTV sửa chữa điện- điện tử ô tô thường là

  • Thực hiện tất cả các công việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết, hệ thống điện – điện tử trên ô tô
  • Đảm bảo chất lượng, tiến độ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện
  • Thực hiện đúng theo quy trình thông qua bảng kế hoạch công việc hàng ngày và nội dung yêu cầu
  • Chủ động kiểm tra tình trạng phương tiện khi nhận thông tin từ các bộ phận liên quan, lên phương án sửa chữa, thay thế vật tư
  • Kiểm tra tổng thể xe sau khi kết thúc công việc để bàn giao cho người có trách nhiệm vận hành phương tiện
  • Chấp hành đúng nội quy về an toàn và quy trình sửa chữa phương tiện
  •  Chịu trách nhiệm về chất lượng các sản phẩm đã thực hiện

1.2 Kỹ thuật viên chăm sóc nội ngoại thất ô tô

Công việc của KTV chăm sóc nội ngoại thất ô tô thường là

  • Thực hiện dịch vụ tại các đại lý, hãng xe được phân công
  • Vệ sinh khoang động cơ
  • Vệ sinh nội, ngoại thất
  • Phủ gầm chống sét, chống ồn
  • Phủ nano ion sơn/kính
  • Phủ Ceramic sơn/kính
  • Đánh bóng hiệu chỉnh sơn
  • Rửa xe theo tiêu chuẩn

1.3 Kỹ thuật viên bảo dưỡng nhanh

Công việc chính của KTV bảo dưỡng nhanh cho ô tô gồm

  • Thực hiện kiểm tra tổng thể xe về bảo dưỡng và sửa chữa cho xe ô tô
  • Chủ yếu là kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để đảm bảo cho cụm máy, xe vận hành an toàn.
  • Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm việc an toàn và không bị hư hỏng.

1.4 Kỹ thuật viên sửa chữa điều hòa không khí

  • Thực hiện tất cả các công việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết, hệ thống điều hòa trên ô tô
  • Đảm bảo chất lượng, tiến độ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện
  • Kiểm tra tình trạng, lên phương án sửa chữa, thay thế vật tư
  • Kiểm tra tổng thể xe sau khi kết thúc công việc để bàn giao.
  •  Chịu trách nhiệm về chất lượng các sản phẩm đã thực hiện

1.5 Kỹ thuật viên sửa chữa gầm – máy ô tô

  • Thực hiện tất cả các công việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết, hệ gầm, động cơ, hộp số trên ô tô
  • Sửa chữa thay thế và bảo dưỡng các bộ phận chi tiết của các hệ thống bên trong hệ thống khung gầm ô tô:
  • Hệ thống treo
  • Hệ thống lái
  • Hệ thống phanh
  • Lốp và bánh xe
  • Hộp số
  • Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm sau khi sửa chữa xong

Để trở thành một kỹ thuật viên sửa chữa ô tô không quá khó, chỉ cần có đam mê, kiên trì, cố gắng và khả năng tiếp thu tốt về công nghệ mới của ô tô. Khi nào bạn đã có đủ kiến thức và một nền tảng vững chắc mà một kỹ thuật viên sửa chữa ô tô có, mình đảm bảo bạn có thể dễ dàng tiến xa hơn trong cái nghề này.

Bạn có thể đăng ký ngày khóa học kỹ thuật viên sửa chữa ô tô toàn diện ở link đăng ký sau:

2. Cố vấn dịch vụ:

Cố vấn dịch vụ là người kết nối giữa khách hàng và kỹ thuật viên sửa chữa. Giúp giáp đáp thắc mắc khách hàng và làm cho khách hàng hài lòng nhất.

Công việc của một cố vấn dịch vụ là:

  • Tư vấn, bán hàng, chăm sóc khách hàng,
  • Tư vấn các gói dịch vụ sửa chữa ô tô
  • Cố vấn dịch vụ là người trực tiếp giao tiếp với khách hàng. Nhận xe, báo giá sửa chữa cho khách hàng
  • Phối hợp với kỹ thuật viên để báo giá chi phí sửa chữa…

3. Mở gara ô tô sau khi học sửa chữa ô tô:

3.1 Những yêu cầu để có thể mở được gara ô tô: 

  • Để mở được gara ô tô. Các học viên cần có rất nhiều kiến thức. Từ kỹ thuật sửa chữa xe, kỹ năng của người cố vấn dịch vụ, và kỹ năng quản lý, vận hành, xây dựng xưởng dịch vụ chuyên nghiệp.
  • Bên cạnh đó, người mở xưởng gara không chỉ có kiến thức về sửa chữa ô tô, mà còn cần có về kinh nghiệm, các bí quyết nghề nghiệp…

3.2 Các công việc của chủ gara như: 

  • Thực hiện vận hành, xây dựng xưởng gara
  • Quản lý nhân sự, thợ sửa chữa
  • Quản lý kho phụ tùng , xuất nhập khẩu các sản phẩm kinh doanh trong gara
  • Quản lý nguồn thu, chi phí, ngân sách của gara…

3.3 Những khó khăn khi học việc ở gara và tự mở gara 

  • Khi học việc tại gara, người học mất rất nhiều thời gian, vì không phải lúc nào người chủ gara cũng cầm tay chỉ việc
  • Khó khăn tiếp theo đó là phải tự mày mò tìm kiếm, tự học hỏi. Điều này làm cho học viên mất rất nhiều thời gian.
  • Khó được người chủ gara chia sẻ bí quyết về nghề
  • Ngoài ra, người học nghề tại gara còn mất rất nhiều thời gian và công sức để có được kinh nghiệm và kiến thức.

Hiện nay caodangotohanoi.edu.vn có mở các lớp đào tạo về sửa chữa ô tô như: Điện-Điện tử ô tô chuyên nghiệpCố vấn dịch vụ ô tô chuyên nghiệpKTV sửa chữa ô tô toàn diện hay khóa học xây dựng – Vận hành – Xưởng dịch vụ ô tô gara… Không những thế trung tâm còn huấn luyện đào tạo cho các học viên những kỹ năng như:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng xử lý tình huống
  • Sử dụng phần mềm tra cứu
  • Sử dụng máy chẩn đoán
  • Anh văn chuyên ngành
  • Kỹ năng tư duy logic

Trên đây là những giải đáp  về học nghề sửa chữa ô tô ra làm gì mà caodangotohanoi.edu.vn gửi đến bạn đọc. Hi vọng rằng những nội dung trên sẽ giúp cho bạn định hướng nghề nghiệp của bản thân, lựa chọn lĩnh vực phù hợp sau khi học xong sửa chữa ô tô.

Previous
Next Post »

Thanks for your comment