Các cách điều trị cảm cúm

Cúm là một bệnh ở hệ hô hấp do siêu vi gây ra, ảnh hưởng đến mũi, cổ họng và phổi. Bệnh cảm cúm thường tự khỏi nhưng trong một số trường hợp, bệnh trở nặng và có nguy cơ dẫn đến biến chứng gây tử vong.

Khi người bệnh ho hay hắt hơi, virus ở trong nước bọt lan truyền vào không khí. Cảm cúm lây truyền qua đường không khí nên có nhiều người sẽ bị nhiễm bệnh, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa. Ngoài ra, khi bạn chạm tay vào nơi có virus gây bệnh rồi sau đó lại chạm vào mắt, mũi hay miệng thì cùng dễ bị nhiễm bệnh.

Các cách điều trị cảm cúm

Thuốc trị cảm cúm theo y học Tây phương

Y học Tây phương sẽ điều trị cảm cúm bằng một số loại thuốc:

Thuốc kháng virus

Bệnh cảm cúm do virus gây ra tiến triển rất nhanh, có khi trong vòng vài giờ đồng hồ. Vậy nên, tốt nhất bạn hãy dùng thuốc kháng virus trong vòng 48 giờ đầu tiên kể từ lúc chớm nhận thấy triệu chứng gây khó chịu. Thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng hoặc rút ngắn thời gian biểu hiện triệu chứng xuống còn 1, 2 ngày. Một vài loại thuốc kháng virus bao gồm oseltamivir (như Tamiflu), peramivir, zanamivir. Ngay cả khi đã qua 48 giờ, những loại thuốc này vẫn có tác dụng đối với trường hợp mắc bệnh cúm nặng, tuổi trên 65 hoặc có hệ miễn dịch yếu.

Thuốc giảm triệu chứngThuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen: làm giảm sốt và giảm đau.

Thuốc thông mũi: giúp người bệnh đỡ nghẹt mũi. Nhiều thuốc thông mũi có tác dụng co mạch, giúp mũi thông thoáng ngay tức thời, nhưng không nên dùng nhiều vì sau đó máu sẽ dồn trở lại gây tắc mũi do phù nề. Cộng thêm niêm mạc mũi sau nhiều lần nhỏ thuốc sẽ bị xơ, khiến bệnh nhân phụ thuộc vào thuốc và gây khó khăn hơn cho việc điều trị.
Thuốc ho, siro ho: Thuốc ho có 2 loại là thuốc giảm ho ngoại biên và thuốc giảm ho trung ương. Ngoài ra, còn có một số loại siro cũng giúp giảm ho, trẻ em ngại thuốc đắng sẽ dùng được.

Lưu ý:

√ Nhiều người được bác sĩ kê đơn thuốc trị cảm cúm nhưng vẫn uống thêm các thuốc thông thường như paracetamol và ibuprofen để giảm triệu chứng. Cần hỏi ý kiến bác sĩ kỹ khi muốn sử dụng thêm bất cứ loại thuốc nào để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn do tương tác thuốc và dùng thuốc quá liều.

√ Kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp bị cảm cúm do virus. Kháng sinh chỉ có thể điều trị những biến chứng do cảm cúm gây ra như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, viêm xoang, viêm phổi do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng tai.

Trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian

Có một số phương pháp dân gian rất hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm:

Trị cảm cúm bằng tỏi

Tỏi là vị thuốc cổ truyền giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cúm hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có nhiều công dụng như giải độc, sát khuẩn, tiêu nhọt, tiêu đàm, chữa khí hư, trướng bụng…

Theo Tây y, allicin có trong tỏi khi tỏi được cắt, nghiền hoặc đập giập rất tốt cho người bị bệnh cảm cúm. Chất này có khả năng kháng sinh, kháng nấm, ký sinh trùng, virus, giảm mỡ máu, giảm cholesterol trong máu, cải thiện hệ thống miễn dịch…

Bạn lưu ý là allicin chỉ có trong tỏi sống bị cắt, đập giập vì nó không tồn tại sẵn trong củ tỏi. Tỏi tươi nguyên tép và tỏi đã làm chín không có tác dụng dược lý nhiều như tỏi sống đập giập.

Người ta gọi tỏi là “phương thuốc của người nghèo” vì nó chứa chất kháng viêm mạnh, tăng cường miễn dịch giúp chống lại nhiều bệnh tật nhưng lại khá rẻ tiền. Dùng tỏi khi xông hơi đường mũi họng hoặc ăn tỏi sống đều được.

Để trị cảm cúm thì nên ăn tỏi sống. Nếu ăn được tỏi sống, bạn chỉ cần đập giập tỏi, chế chút nước sôi vào để uống. Nhưng tỏi sống khó ăn nên bạn có thể xắt nhỏ tỏi để dùng kèm các món ăn khác.

Trị cảm cúm bằng gừng

Gừng chứa tinh dầu nên có tác dụng thông mũi, giữ ấm cơ thể, cải thiện lưu thông máu, chống virus, vi khuẩn.

Cho vài lát gừng ấm đun sôi cùng ít đường phèn/mật ong hay thêm vào ít giọt chanh tươi sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Ngoài cách làm trà gừng uống, dùng gừng chế biến thành món ăn cũng là một cách hỗ trợ điều trị cảm cúm. Người ta hay làm mứt gừng, gừng muối, nấu cháo gừng, canh gừng.

Trị cảm cúm bằng các loại lá

Trong các loại lá như lá bưởi, chanh, sả, tía tô, kinh giới, hương nhu tía… có chứa tinh dầu. Dùng các loại lá này để xông hơi là phương pháp giúp thông mũi, sát trùng đường hô hấp. Khi xông nên cẩn thận, chỉ nên hé nắp nồi từ từ để tránh bị bỏng hơi nước. Thai phụ, trẻ nhỏ hay những người quá yếu không nên xông.

Ngoài cách xông, uống nước lá cũng là một cách trị cảm cúm. Bạn lấy chừng 20g lá tía tô tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều, gạn lấy nước nóng uống. Hoặc dùng một nắm lá kinh giới giã nát, cho thêm mật ong/đường phèn vào rồi hấp nóng, ăn chín để làm mát họng, thông mũi.

Liên hệ học nấu ăn chuyên nghiệp:
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội – Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội (công lập)
Điện thoại: 0962.523.447 (Cô Hương)
Địa chỉ: Số 2, 181 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Previous
Next Post »

Thanks for your comment